Tâm Phúc

Bệnh viện đa khoa

Tâm Phúc 82A Ngô Sĩ Liên, P. Đức Thắng,
Tp. Phan Thiết, T. Bình Thuận
Tâm Phúc Sáng 7:00 - 11:30
Chiều 13:30 - 17:00
Danh mục

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC BỆNH DỊ ỨNG MÙA XUÂN (?)

Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của trăm hoa đua nở, mưa phùn ẩm ướt… cũng là lúc những người yêu hoa mặc sức ngắm và thưởng thức hương sắc của đất trời… Tuy nhiên, do độ ẩm cao, phấn hoa lan tràn trong không khí, ... khiến cơ thể dễ mắc các bệnh dị ứng.
13/01/2024 74 lượt xem

BẠN BIẾT GÌ VỀ

CÁC BỆNH DỊ ỨNG MÙA XUÂN (?)

 

     Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của trăm hoa đua nở, mưa phùn ẩm ướt… cũng là lúc những người yêu hoa mặc sức ngắm và thưởng thức hương sắc của đất trời… Tuy nhiên, do độ ẩm cao, phấn hoa lan tràn trong không khí, ... khiến cơ thể dễ mắc các bệnh dị ứng.

I. Biểu hiện thường gặp của dị ứng mùa xuân:

     * Mày đay: Da xuất hiện những mảng hồng ban nhô cao, phù nề, khích thước khác nhau; rất ngứa, có cảm giác như kiến bò hoặc châm chích.

     * Mẩn, mụn nước ngoài da: Da dị ứng dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn nước là những thương tổn nhô lên có dịch trong đường kính nhỏ hơn 5 mm, ngứa.

     * Viêm mũi dị ứng: Có người cứ tới mùa xuân, lại thấy trong mũi ngứa ngáy, hắt xì liên tục. Điều này chính là do dị ứng với các dị nguyên trong không khí, đặc biệt là với phấn hoa.

     * Viêm kết mạc dị ứng: Triệu chứng điển hình là cảm giác ngứa, nóng rát trong mắt. Ngoài ra còn thấy chảy nước mắt, đỏ mắt hoặc cảm thấy có dị vật trong mắt.

II. Biện pháp phòng ngừa dị ứng mùa xuân

     Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và lối sống sạch sẽ khoa học.

          1. Tắm rửa và thay quần áo hàng ngày

     Mùa xuân đến, những người dễ bị dị ứng với bụi phấn hoa nên gội đầu thường xuyên, tắm và thay quần áo sạch sau thời gian làm việc, đi chơi ngoài trời, vào cuối ngày … để làm sạch phấn hoa bám trên tóc hoặc rơi trên gối, áo quần.

          2. Che chắn kín đáo khi làm việc bên ngoài

     Khi ra bên ngoài hãy nhớ đeo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa và bụi bẩn trong không khí; mặc quần áo dài và và manh kính để bảo vệ làn da, mắt của bạn, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây ra dị ứng từ môi trường.

          3. Lập kế hoạch thời gian hoạt động ngoài trời

     Số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài trời.

         4. Xịt rửa mũi với nước muối sinh lý

     Điều đó sẽ giúp bạn rửa sạch phấn hoa, bụi, và các vi khuẩn gây dị ứng.

          5. Cảnh giác với những loài cây dễ gây dị ứng

     Một số loại cây có thể phát tán hạt giống của chúng trong không khí. Một số loại khác thì phụ thuộc vào các loài côn trùng mang phấn hoa của chúng bay đi khắp nơi. Chính vì thế, bạn nên phải tránh hoặc hạn chế đến các vườn hoa, là nơi dễ phát tán nhiều phấn hoa

          6. Không giữ vật nuôi trong nhà

     Lông của chúng rụng xuống cùng với phấn hoa bị dính khi chúng hoạt động ngoài trời; sự tiếp xúc giữa con người với lông động vật, phấn hoa từ đó gây ra dị ứng.

          7. Tránh phơi quần áo ngoài trời

     Phơi quần áo ngoài sân vườn rất dễ vướng phấn hoa làm bạn khi mặc vào sẽ bị dị ứng.

     Ngoài việc cải thiện sức đề kháng và khả năng thích ứng bằng chế độ ăn và tập luyện, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác. Để làm được điều này, cần lưu ý: vệ sinh cơ thể sạch sẽ; vệ sinh nhà cửa tránh bụi bẩn, ô nhiễm..., tránh xa phấn hoa, nấm mốc; vệ sinh cho vật nuôi.

     Nếu phát hiện các triệu chứng sớm của dị ứng thời tiết, cần đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gãi, trầy xước dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da... khiến bệnh càng nặng thêm.

  

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top