Bệnh dại là gì?
Bệnh Dại là bệnh lưu hành trên động vật, có thể là động vật hoang dại (thường gặp ở dơi, chuột) hoặc động vật nuôi như (chó, mèo, trâu, bò).
Người mắc bệnh Dại là do bị lây truyền virus Dại qua vết cắn, vết xước do bị cắn, cào bởi động vật (thường là chó, mèo).
Chủ yếu là vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương.
Thời kỳ ủ bệnh
Từ khi bị chó dại cắn đến khi phát bệnh thường từ 2 – 8 tuần.
Vết thương càng nặng, càng gần não thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, đặc biệt là trẻ em.
Phải làm gì khi bị động vật nghi (Dại) cắn?
-
Rửa vết thương ngay lập tức dùng xà bông và nước hoặc chất tẩy rửa
-
Thoa chất sát khuẩn
-
Không băng kín vết thương
Hỏi ý kiến bác sĩ càng sốm cáng tốt để được điều trị đầy đủ bằng cách điều trị tại chỗ và tiêm phòng.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi.
Chó nuôi phải xích, nhốt; khi ra đường phải mang rọ mõm
Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
Không nên đùa nghịch, chọc phá vật nuôi.
Khi bị xúc vật cắn: phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Mắc bệnh dại là tử vong
Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại
Hãy đến bệnh viện tâm phúc để được khám và tư vấn miễn phí khi tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa dại./.