CÚM A Ở TRẺ EM:
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ
VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA.
Cúm A là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp, bệnh thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa.
Nhiễm cúm loại A có thể nghiêm trọng và gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng, một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.
Cúm A ở trẻ em là bệnh gì và lây qua đường nào?
Trẻ em rất dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Bệnh cúm A ở trẻ do các virus thường gặp như cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 gây ra. Bệnh có khả phát triển và lây nhiễm rất nhanh, rất dễ lây lan trong không khí khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.
Bệnh cúm A ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
Triệu chứng cúm A ở trẻ em.
Khi cúm A thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho, nôn trớ nhiều lần…
Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng trẻ có thể sốt rất cao kèm co giật.
Một số biến chứng có thể xảy ra ở trẻ như suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim...Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Ba mẹ cần chú ý một số dấu hiệu cúm A trở nặng sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:
Sốt cao từ 39 độ trở lên và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Thở nhanh,thở rút lõm, khó thở.
Mặt xanh xao,da và môi tái nhợt.
Nôn liên tục.
Co giật.
Li bì, thay đổi tri giác,bỏ bú…
Điều trị
Đa phần trẻ mắc cúm A có thể khỏi sau 7 - 10 ngày nếu điều trị đúng cách. Một số trường hợp diễn biến nặng phải được điều trị và cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế.
Điều trị - Chăm sóc cúm A tại nhà:
- Cho bé nghỉ ngơi,ngủ đủ giấc.
- Sử dụng nước ấm để tắm,không ngâm nước quá lâu.
- Tăng cường bú mẹ,vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và cung cấp kháng thể giúp bé khỏe mạnh,chống lại virus cúm.
- Cho trẻ tắm nắng, bổ sung thêm vitamin D .
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm các vitamin nhóm B,C.
- Người chăm sóc cho trẻ bị cúm cần giữ vệ sinh tay chân, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhà để tránh lây nhiễm chồng chéo.
Phòng ngừa
Theo CDC Hoa Kỳ việc tiêm vaccine cúm giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh.
Hiện nay,tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Phúc có thực hiện dịch vụ tiêm vaccine ngừa cúm dành cho trẻ em (từ 6 tháng tuổi trở lên) và người lớn, cần lưu ý tiêm đúng lịch và đủ mũi, đặc biệt là mũi nhắc lại mỗi năm vì virus cúm có thể biến đổi.
Phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cúm như sau:
Cần giữ cho trẻ khoảng cách với người bệnh. Đeo khẩu trang, khử khuẩn, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người trong thời gian dịch bùng phát.
Che miệng mũi khi ho, hắc hơi,tăng cường vệ sinh cá nhân,tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn.
Vệ sinh khu vực nhà ở, nơi làm việc, nên để không gian thoáng khí.
Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày của bản thân và trẻ. Nếu gia đình có thành viên có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng,…. cần thông báo cho trường học, nơi công tác và đến bệnh viện để thăm khám.
Bệnh viện đa khoa Tâm Phúc là địa chỉ uy tín; bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại; phục vụ tận tình, chu đáo; có khu vui chơi dành riêng cho bé,… Vì vậy khi phát hiện con bị cúm, ba mẹ nên cho bé đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện để điều trị và được chăm sóc nhé.