Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
2. Các chủng cúm mùa
-
Cúm A là một chủng của cúm mùa.
-
Cúm B là chủng cúm phổ biến nhưng ít nguy hiểm hơn nhiều so với cúm A
-
Cúm C là loại cúm rất ít gặp và nhẹ hơn hẳn so với cúm A, cúm B.
-
Cúm D là một loại virus Influenza Virus D
3. Triệu chứng, biểu hiện của cúm mùa
Những triệu chứng của cúm thường xảy ra đột ngột. Một số dấu hiệu của bệnh cúm mùa như:
Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh
Đau nhức cơ thể
Nhức đầu
Thường xuyên mệt mỏi
Ho
Đau họng
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ em).
4. Vắc-xin cúm mùa là gì?
Vắc-xin cúm mùa là loại vắc-xin dùng để phòng ngừa bệnh cúm, được điều chế từ các vi-rút cúm bất hoạt. Khi sử dụng loại vắc-xin này, cơ thể sẽ được kích thích bởi các vi-rút gây cúm để sản sinh ra lượng kháng thể đủ để chống lại các vi-rút cúm xâm nhập từ bên ngoài vào.
Hiện nay, vắc-xin cúm mùa có chứa một hoặc hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho 1-2 loại vi-rút cúm, vì vậy nó không có khả năng phòng ngừa với tất cả các loại vi-rút cúm khác nhau. Có rất nhiều loại vi-rút cúm khác nhau, được lai tạo từ 9 chủng loại N (N1-N9) và 18 chủng loại H (H1-H17). Khi kết hợp một H với một N sẽ cho ra một loại vi-rút cúm mới.
Vắc-xin cúm mùa giúp phòng ngừa bệnh cúm.
5. Những đối tượng nên tiêm vắc-xin cúm mùa
Theo khuyến cáo của WHO những đối tượng dưới đây nên đi tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa:
-
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
-
Phụ nữ đang mang thai
-
Người lớn trên 65 tuổi
-
Người bị mắc các bệnh lý mãn tính: viêm phổi mãn tính, hen, bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch do điều trị bệnh hoặc mắc HIV/AIDS.
6. Những đối tượng không nên tiêm vắc-xin cúm mùa
-
Đã có tiền sử bị dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó
-
Người bị dị ứng với trứng
-
Đã từng mắc hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm ngừa bệnh cúm.
7. Vắc-xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?
Các vắc-xin ngừa cúm thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của nó chỉ kéo dài gần một năm vì các loại vi-rút cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Do đó, các loại vắc-xin được dùng trong năm nay có thể không còn tác dụng phòng ngừa trong năm sau nữa.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vi-rút cúm đang lưu hành với chủng vi-rút cúm có trong vắc-xin.
8. Những lợi ích của vắc-xin cúm mùa
Tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
-
Tiêm phòng cúm là một giải pháp phòng ngừa quan trọng cho những người mắc bệnh mãn tính
-
Giảm tỷ lệ nhập viện vì bệnh tim mạch liên quan đến cúm
-
Ngăn ngừa các tình huống xấu đi và nhập viện vì bệnh phổi mãn tính liên quan đến cúm, chẳng hạn như ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
-
Giảm tỷ lệ nhập viện ở những người bị đái tháo đường hoặc mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Tiêm phòng vắc-xin cúm cũng góp phần bảo vệ những người xung quanh bạn, đặc biệt là những người dễ bị lây nhiễm bệnh cúm, như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh lý nền./.
ĐẾN VỚI BỆNH VIỆN TÂM PHÚC TIÊM PHÒNG BỆNH CÚM MÙA BẠN SẼ ĐƯỢC KHÁM TƯ VẤN MIỄN PHÍ