Bệnh do phế cầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh do phế cầu là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh nguy hiểm và tử vong trên toàn cầu.
-
Cứ 20 người viêm phổi do phế cầu có 1 người tử vong chiếm 5%
-
Cứ 5 người bị nhiễm khuẩn huyết do phế cầu thì có 1 người tử vong chiếm 20%;
-
Cứ 10 người viêm màng não do phế cầu thì có 3 người tử vong chiếm 30%.
Ở những người bệnh mạn tính, nhiễm phế cầu rất nguy hiểm càng làm nặng hơn các bệnh lý có sẵn đó.
Bệnh phế cầu lây như thế nào?
Vi khuẩn lấy bệnh qua giọt nước bọt hoặc chất nhày, như khi bệnh nhân bị nhiễm phế cầu Ho hay Hắt hơi. Những bệnh nhân bị nhiễm phế cầu có thể trở thành người mang mần bệnh mà không có bất cứ triệu chừng nào, nhưng vẫn lây cho người khác. Trẻ nhỏ thường là đối tượng mang mần bệnh nhiều nhất.
Đối tượng dễ mắc bệnh phế cầu là ai?
Mọi đối tượng đều có khả năng nhiễm phế cầu, tuy nhiên nguy cơ đặc biệt rất cao ở trẻ em và người già, người có bệnh mạn tính và người đang hút thuốc.
Có cách nào để điều trị các bệnh do phế cầu không?
Nhiễm trùng phế cầu có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên một số chủng vi khuẩn ngày càng đề kháng với kháng sinh. Chính vì lý do này tiêm ngừa phế cầu là phương pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để phòng ngừa bệnh do phế cầu.
Bệnh do phế cầu có thể phòng ngừa được không? Có
Bệnh do phế cầu có thể phòng ngừa bằng vắc xin chứa 23 chủng phế cầu, gồm hầu hết các chủng gây bệnh nặng. Vắc xin ngừa phế cầu chứa 23 chủng khác nhau ngừa đến 90% các chủng gây bệnh nhiềm phế cầu xâm lấn.
Vắc xin này có hiệu quả không? Có
Vắc xin ngừa phế cầu rất hiệu quả, giúp phòng ngừa khoảng 50 – 80% các nhiễm trùng do phế cầu dạng xâm lấn.
Vắc xin này có an toàn không? Rất an toàn
Có vài trường hợp Phản ứng tại chỗ tiêm hoặc đau xung quanh vị trí tiêm, tuy nhiên những phản ứng này rất nhẹ thoáng qua & tự khỏi.
Những đối tượng nào nên tiêm ngừa vắc xin Polysaccharide chứa 23 chủng phế cầu?
-
Người già trên 65 tuổi
-
2 đến 64 tuổi có sẵn bệnh lý đi kèm
-
Người lớn 64 tuổi đang hút thuốc hoặc bị hen suyễn.
Đối tượng nào không nên tiêm vắc xin phế cầu?
Những người bị phản ứng dị ứng nặng khi tiêm ngừa vắc xin phế cầu vào lần trước đó hoặc cá nhân đang bị bệnh thì không nên tiêm ngừa.
Thời điểm nào nên tiêm ngừa?
Bạn có thể tiêm ngừa phế cầu bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vắc xin phế cầu có thể tiêm cùng lúc với vắc xin cúm.
Hãy đến bệnh viện tâm phúc để được khám và tư vấn miễn phí khi tiêm ngừa vắc xin phế cầu