Trước đây, với người mắc đái tháo đường, việc chích máu ngón tay để kiểm tra đường huyết thường gây đau và bất tiện. Cách theo dõi đường huyết này chỉ mới thể hiện được chỉ số đường huyết tại thời điểm khi kiểm tra, không phản ánh đúng tình trạng bệnh.
Nước ta hiện có khoảng 3,8 triệu người mắc đái tháo đường và con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF). Đáng ngại là theo một nghiên cứu mới đây, chỉ có 1 trên 3 người mắc đái tháo đường nước ta kiểm soát tốt mức đường huyết của mình. Điều này rất nguy hiểm, bởi đường huyết không ổn định, quá cao hoặc quá thấp đều ẩn chứa nguy cơ dẫn đến các biến chứng như hạ đường huyết, biến chứng liên quan đến tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.
Hạ đường huyết có thể làm mờ mắt, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn. Đường huyết ở mức thấp quá lâu có thể gây hôn mê và thậm chí gây tử vong. Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát tốt đường huyết, người mắc đái tháo đường còn dễ gặp phải hàng loạt các vấn đề sức khỏe như dễ bị nhiễm trùng, xơ vữa động mạch, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, tăng nhãn áp gây mù lòa. Thống kê cho thấy, gần 70% người mắc đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch và khoảng 50% người mắc đái tháo đường gặp biến chứng suy thận.
Quản lý đường huyết thường xuyên và đúng cách có thể giúp người mắc đái tháo đường điều chỉnh lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin chi tiết để điều chỉnh phương pháp điều trị bệnh.
Kiểm soát đường huyết là việc làm quan trọng, mang tính sống còn để có thể giảm thiểu biến chứng cho người mắc đái tháo đường. Tuy nhiên trên thực tế, việc đo và kiểm soát đường huyết lại là một “ám ảnh” không mấy dễ chịu với người mắc đái tháo đường. Theo lịch sử y học, nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau đã được thực hiện: Từ việc sử dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, xét nghiệm đường huyết lúc đói đến việc xét nghiệm glucose trong nước tiểu… Về sau, một phương pháp phổ biến khác cho phép người mắc đái tháo đường kiểm tra đường huyết tại nhà là chích máu ngón tay.
Những phương pháp này ít nhiều đều có những hạn chế, bất tiện cho người sử dụng. Một số người sợ cảm giác đau khi chích máu ngón tay mỗi ngày. Một số người chia sẻ sự bất tiện của việc phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi kiểm tra đường huyết khi đói. Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng cách thức chích máu ngón tay cũng không đơn giản, không phải ai cũng tự thực hiện được.
Về phía các bác sĩ, giải pháp đo và quản lý đường huyết theo cách truyền thống này cũng chỉ ra nhiều hạn chế. Cụ thể, cách thức truyền thống chỉ cung cấp dữ liệu mang tính đơn lẻ, tức là chỉ số đường huyết tại một thời điểm trong ngày. Do đó, bác sĩ khó có cái nhìn tổng quát và đầy đủ về tình trạng bệnh của người mắc đái tháo đường.
Giải quyết những bất tiện của cách đo đường huyết trước đây, hệ thống đo và theo dõi glucose liên tục FreeStyle Libre của công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Abbott ra đời, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều cho người mắc đái tháo đường. Chỉ cần gắn cảm biến kích thước bằng đồng xu nhỏ ở mặt sau của cánh tay (mất 1 giây và hoàn toàn không đau đớn), cảm biến sẽ theo dõi và lưu trữ dữ liệu đường máu mỗi 1 phút. Người sử dụng chỉ cần quét thiết bị đọc cảm biến để được cung cấp thông tin, chỉ số đo và theo dõi glucose (đường huyết) đầy đủ và thường xuyên. Dữ liệu từ thiết bị đọc không chỉ hiển thị chỉ số glucose (đường huyết) hiện tại, mà còn cung cấp thông tin đường huyết chi tiết trong 8 giờ gần nhất, liên tục trong 14 ngày, bảng biểu thị theo dõi sự dao động glucose và xu hướng cho thấy mức độ dao động đường huyết sắp tới.
Phân tích sâu hơn về phương thức hoạt động của hệ thống FreeStyle Libre, hệ thống này hoạt động dựa trên cách thức đo mức đường trong dịch mô kẽ. Dịch mô kẽ là một lớp chất lỏng mỏng bao quanh các tế bào của các mô bên dưới da, do đó các kết quả đọc không lấy từ máu mà từ dịch mô kẽ này. Kết quả đo chỉ số glucose liên tục từ hệ thống FreeStyle Libre nhất quán với kết quả từ các phương pháp đo đường huyết truyền thống khác nhưng tiện dụng hơn rất nhiều: không đau, không phải chích máu nhiều lần. Bằng cách này, người dùng dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết một cách toàn diện suốt cả ngày lẫn đêm và hoàn toàn không đau, không phải lấy máu liên tục. Thậm chí, cảm biến của FreeStyle Libre được thiết kế chống nước và dùng được ngay cả trong lúc người sử dụng tắm, bơi, tập thể dục…
Kết quả từ việc đo chỉ số glucose liên tục của FreeStyle Libre giúp các bác sĩ điều trị hoặc người mắc đái tháo đường có thể xem đầy đủ chỉ số đường huyết liên tục trong 14 ngày. Từ đó, người mắc đái tháo đường sẽ tự theo dõi để thuận tiện điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tập luyện thể lực, thay đổi lối sống… của mình để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Bác sĩ điều trị cũng có được bức tranh toàn cảnh về chỉ số đường huyết của người bệnh đang được theo dõi, nhằm đưa ra những hướng dẫn hoặc điều chỉnh lượng thuốc sử dụng cho phù hợp khi cần.
Rõ ràng, nếu như trước kia, người mắc đái tháo đường cảm thấy mọi thứ thật rắc rối và phiền toái thì nay, với hệ thống đo và theo dõi glucose liên tục công nghệ mới FreeStyle Libre, bất kỳ ai cũng đều dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết của mình để có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh và thoải mái.
Đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay bệnh còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Tâm Phúc đã và đang kết hợp Abbott Việt Nam triển khai máy FreeStyle Libre với hệ thống đo và theo dõi glucose liên tục nhằm đưa ra những hướng dẫn hoặc điều chỉnh lượng thuốc sử dụng cho phù hợp khi cần, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi các nhân viên y tế, bác sĩ giàu chuyên môn kết hợp cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác của các kết quả xét nghiệm cũng như hướng điều trị bệnh mà bác sĩ tư vấn.